Danh mục
Trang chủ / Tin tức y dược / Dược sĩ chia sẻ thông tin về những biến chứng của thuốc tê

Dược sĩ chia sẻ thông tin về những biến chứng của thuốc tê

Thuốc tê được sử dụng nhiều trong phẫu thuật với tác dụng làm ức chế thần kinh gây mất đi cảm giác tạm thời. Tuy nhiên việc dùng thuốc tê cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

Dược sĩ chia sẻ thông tin về những biến chứng của thuốc tê

Dược sĩ chia sẻ thông tin về những biến chứng của thuốc tê

Thuốc tê được nghiên cứu và sản xuất với ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh không còn cảm thấy đau đớn khi thực hiện những ca phẫu thuật. Tuy nhiên, chính việc lạm dụng thuốc tê để lại rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy cũng các Dược sĩ tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur tìm hiểu những biến chứng của thuốc tê thông qua bài viết dưới đây nhé!

Hiểu hơn về thuốc tê

Thuốc gây tê là loại thuốc ức chế dây thần kinh cảm giác để làm mất tạm thời cảm giác tại vị trí tiếp xúc với thuốc. Hay thuốc chỉ gây tê, làm mất cảm giác đau đớn chứ không làm mất ý thức, cơ thể vẫn hoạt động bình thường. Thuốc tê được dùng khi nhổ răng, vùng nướu được tiêm thuốc tê cứng và không còn cảm giác đau nhưng bệnh nhân vẫn còn ý thức được và hoàn toàn tỉnh táo, tay chân vẫn hoạt động bình thường.

Thuốc gây tê được chia làm hai loại: gây tê bề mặt như tetracain, ethyl clorid dùng để bôi trên da, niêm mạc; loại còn lại là thuốc gây tê đường tiêm như lidocain, bupivacain sẽ thấm qua da, niêm mạc dùng gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống. Một số trường hợp nhổ răng cũng dùng gây tê đường tiêm. Một số thuốc gây tê thường được sử dụng hiện nay là lidocain, bupivacain, procain.

Thuốc tê có những tác dụng phụ gì?

Thuốc gây tê có tác dụng trước mắt là giảm cảm giác đau ở bệnh nhân. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết nhóm thuốc này cũng gây nhiều tác dụng phụ như: hạ huyết áp; nhịp tim chậm; tác dụng trên thần kinh như gây vật vã, suy hô hấp và co giật. Đặc biệt thuốc có thể gây dị ứng, trầm trọng nhất là gây sốc phản vệ.

Việc sử dụng thuốc tê cần phải dựa trên từng đối tượng cụ thể, phải thông qua độ tuổi, cân nặng, đặc điểm lâm sàng, mức độ vùng mạch máu ở nơi thuốc tiếp xúc và thời gian dùng thuốc để đưa ra liều lượng sử dụng hợp lý nhất. Nếu dùng đường tiêm, phải cẩn thận theo dõi tác dụng độc của thuốc trong 30 phút đầu sau khi tiêm và cần có thuốc cấp cứu để xử lý khi bị tai biến.

Theo thông tin Y Dược cập nhật được thì quy tắc chung trong các ca phẫu thuật dù lớn hay nhỏ thì hai thủ thuật quan trọng nhất là gây tê và gây mê. Gây tê có thể được thực hiện ở các thẩm mỹ viện tư nhân nhưng nhất định phải có bác sĩ giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc gây tê cần lưu ý thử thuốc trước khi tiêm cho bệnh nhân nhằm tránh tình trạng sốc phản vệ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, có thể dẫn đến tử vong.

Việc dùng thuốc gây tê một cách vô tội vạ không kiểm soát sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho hệ thần kinh như suy giảm trí nhớ, nói lắp… cho nên mỗi một người không nên sử dụng thuốc tê quá 14 lần trong đời với liều bình thường.

Trang bị nhiều kiến thức Y dược hơn khi theo học Cao đẳng Dược

Trang bị nhiều kiến thức Y dược hơn khi theo học Cao đẳng Dược

Trang bị nhiều kiến thức Y dược hơn khi theo học Cao đẳng Dược

Với các bạn sinh viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur sẽ được đào tạo bài bản và đầy đủ những kiến thức về y dược về công dụng cũng như những tác dụng phụ của nhiều loại thuốc khác nhau. Từ đó có thêm nhiều kiến thức về Dược phẩm để làm những công việc như tư vấn dùng thuốc, kiểm nghiệm thuốc sau khi tốt nghiệp ra trường.

Đặc biệt, các bạn sinh viên tốt nghiệp Cao đẳng Dược không chỉ giúp những người thân xung quanh có thể dùng thuốc một cách an toàn mà còn có thể vận dụng kiến thức trong rất nhiều trường hợp khác nhau trong cuộc sống!

Nếu có nguyện vọng theo học Cao đẳng Dược năm 2020 tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur các thí sinh có thể tham gia xét tuyển trực tuyến hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại địa chỉ tuyển sinh của nhà trường ngay từ hôm nay.

Mọi chi tiết có thể liên hệ tới địa chỉ:

– Cơ sở đào tạo Hà Nội:Số 212 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội. Điện thoại: 0886.212.212 – 0996.212.212.
– Cơ sở thực hành Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur: Phòng 506 Tầng 5, nhà N2 – Số 49 Thái Thịnh – Q. Đống Đa – Hà Nội (trong Bệnh viện Châm cứu trung ương). Điện thoại: 024.85.895.895 – 0948.895.895.
– Cơ sở đào tạo TP Yên Bái: Số 46 Nguyễn Đức Cảnh, Tổ 11, Phường Đồng Tâm, TP. Yên Bái. Điện thoại: 0996.296.296

 

Nguồn: trungcapyhanoi.vn

About tratnv

Có thể bạn quan tâm

Tham khảo một số vị trí mà sinh viên Cao đẳng Dược có thể đảm nhiệm

Tham khảo một số vị trí mà sinh viên Cao đẳng Dược có thể đảm nhiệm

Rất nhiều bạn trẻ đang và chuẩn bị theo học Cao đẳng Dược phân vân ...