Phương pháp chữa bệnh bằng Đông Y, Tây Y đã đem lại rất nhiều tác dụng khả quan. Vậy nếu như kết hợp chữa bệnh bằng Đông Y và Tây Y thì kết quả sẽ tối ưu hơn không?
- Làm thế nào để giảm stress trong công việc?
- Làm thế nào để nhận biết được giò chứa hàn the hay không?
- Thực phẩm tốt cho người viêm loét dạ dày
Đông Tây Y kết hợp chữa bệnh
Cả đông Y và Tây Y đều cũng có nhưng lợi thế, những thành tưu nhất định trong việc chữa bệnh. Ngày nay đa phần trong cả đào tạo chuyên ngành Y dược đên chữa bệnh thì việc kết hợp giữa 2 phương pháp này đang được áp dụng phổ biến.
Những lợi thế khi chữa bệnh bằng Đông Tây Y kết hợp
Ưu điểm của y học cổ truyền là vận dụng sáng tạo triết học cổ phương đông vào chẩn trị, điều trị cho người bệnh. Vì thế, các Y sĩ Y học cổ truyền luôn có cách nhìn người bệnh toàn diện, từ đó có sự điều chỉnh, nâng cao sức đề kháng của cơ thể nhằm khắc phục bệnh tật; rất phù hợp với yêu cầu phòng trị nhiều bệnh lý mạn tính hiện nay.
Trong đó y học hiện đại nhờ sự phát triển ứng dụng những thành quả công nghệ khoa tiên tiến của nhân loại với các trang thiết bị hiện đại, các hóa dược mạnh, có thể chẩn đoán, can thiệp, điều trị kịp thời, có hiệu quả cao các bệnh lý cấp cứu, ngoại khoa, cấp tính, truyền nhiễm..
Mỗi phương pháp đều có thế mạnh riêng và đều có những nhược điểm riêng. Vì thế mà theo nhận định của chuyên mục thông tin Y dược thì các ưu điểm này sẽ dược tận dụng triệt để trong rất nhiều công việc khám và chữa bệnh.
Đông Tây Y kết hợp chữa bệnh như thế nào?
Đông Tây Y kết hợp chữa bệnh
- Thứ nhất đó là: Khám, chẩn đoán, điều trị chủ yếu bằng y học cổ truyền, kết hợp với các xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết của y học hiện đại, giúp nâng cao tính an toàn, hiệu quả của y học cổ truyền
- Thứ hai đó là: Khám chẩn đoán bằng cả y học cổ truyền và y học hiện đại, tùy theo mức độ, giai đoạn bệnh, để chọn lựa cách điều trị phù hợp cho từng giai đoạn, chủ yếu bằng y học hiện đại hay y học cổ truyền hoặc kết hợp cả hai
- Thứ ba đó là: Điều trị căn nguyên ,theo cơ chế bệnh sinh bằng y học hiện đại, kết hợp thuốc,các biện pháp không dung thuốc y học cổ truyền (châm cứu, xoa bóp,bấm huyệt, nhằm hạn chế tác dụng phụ, độc hại của thuốc đặc trị, hồi phục chức năng, nâng cao chất lượng sống của người bệnh (y học cổ truyền hỗ trợ điều trị ung thư, HIV/AIDS, hồi phục chức năng sau đột quỵ….)
- Thứ tư đó là: Điều trị căn nguyên ,cơ chế bệnh sinh chủ yếu bằng y học cổ truyền, kết hợp y học hiện đại khi có kèm theo bệnh lý cấp tính ,diễn biến phức tạp (nhiễm trùng nặng )…
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn Có thể nói, việc kết hợp hài hòa hai nền y học trong khám chữa bệnh ngoài việc mang lại lợi ích cho người bệnh, còn góp phần xây dựng cơ sở thực tiễn và khoa học để xây dựng các công nghệ cao, mới và đáp ứng nhu cầu thời đại. Việc này rất cần sự phối hợp đồng bộ ,toàn diện giữa cộng đồng và các nhà hoạch định chính sách, quản lý; lãnh đạo; các nhà đầu tư; các nhà thực hành y, dược cả cổ truyền và hiện đại.
Nguồn: trungcapyhanoi.vn