Danh mục
Trang chủ / Tin tức y dược / Cả đời cống hiền cho nghề Y nhưng chưa một lần nhận phong bì của người bệnh

Cả đời cống hiền cho nghề Y nhưng chưa một lần nhận phong bì của người bệnh

Trong nghề Y thường xảy ra vấn nạn phong bì nhưng ít ai biết đâu đó vẫn có những vị Lương Y Bác sĩ thà chấp nhận cuộc sống khó khăn, thiếu thốn chứ nhất định không bao giờ nhận phong bì của bệnh nhân.  

Dùng cả thanh xuân để theo đuổi ngành Y chữa bệnh cứu người

Dùng cả thanh xuân để theo đuổi ngành Y chữa bệnh cứu người

“Bác sĩ chúng mày chỉ là công nhân”

Theo nguyện vọng của cha mẹ (vốn làm ngành Y từ thời Pháp) và cũng là ý thích cá nhân, tôi thi vào trường đào tạo ngành Y.

Ra trường, tôi tạm gác lại công việc vì phải lấy chồng. Mẹ chồng tôi là người buôn bán thịt lợn, giò chả có tiếng. Thấy tôi cứ ngược xuôi tìm việc, bà hỏi “Bọn mày đi làm công nhân như thế lương tháng được bao nhiêu?” (Trong con mắt bà, kỹ sư, bác sĩ gì cứ làm nhà nước là công nhân hết). Tôi bảo “Lương bác sĩ giờ được khoảng 30.000 mẹ ạ ( 30.000 lúc đó bằng khoảng 4.000.000 bây giờ)”. Bà buông sõng một câu “Đi gánh phân thuê còn hơn cái nghề của mày” Tôi tủi thân và uất ức lắm.

Ước mơ làm Bác sĩ được toại nguyện

Không thể cam chịu việc bố mẹ nuôi cho mình ăn học thành nghề mà lại bỏ nghề Y như vậy, lại có bất đồng với mẹ chồng vì bà chỉ muốn tôi ở nhà theo bà buôn bán. Sau 2 năm tôi ôm con trở lại Thái Nguyên. Lúc này có chỉ tiêu mới, tôi được nhận làm ở khoa Nhi bệnh viện tỉnh. Ước mơ làm bác sĩ được toại nguyện. Nhưng lương không đủ sống, hàng ngày tôi gửi con ở nhà ông bà ngoại, đạp xe 20 km đi làm.

Sau 5 năm ở Thái Nguyên, để hợp lý hóa gia đình, tôi xin việc về bệnh viện Bưu Điện Hà Nội. Bệnh viên lúc ấy mới từ một trạm xá nâng cấp lên, giám đốc muốn phát triển bệnh viện nên sau khi sát hạch chuyên môn đã nhận tôi rất dễ dàng, chỉ nhận vài lạng chè tôi tự sao để cảm ơn. Những năm đầu 90, bệnh viện Bưu điện vẫn ăn lương ngân sách (nghĩa là lương như ngành Y ở ngoài), chưa được ăn lương ngành Bưu điện (vốn gấp 3- 4 lần). Từ tỉnh ngoài về, nhà cửa chưa có, lương không đủ ăn. Tôi dồn tiền tích cóp từ trước mua được căn nhà nhỏ chưa đầy 20 m2 ở trong ngõ chợ.

Ngành Y phải chịu đựng nhiều vất vả

Ngành Y phải chịu đựng nhiều vất vả

Lương tâm nghề Y buộc tôi phải rẽ sang con đường nhiều khó khăn hơn

Thời gian qua, giám đốc cũ về hưu, giám đốc mới về nổi tiếng là người độc đoán, tham nhũng nhận hối lộ phong bì của bệnh nhân nên những người làm trong nghề Y như chúng tôi cũng bị mang tiếng lây. Trước kia tôi được giáo dục ở Trường Cao đẳng Y phải trở thành một vị “Lương Y như tử mẫu”, không được nhận phong bì và phải liêm minh, chính trực, hết lòng vì người bệnh vì vậy tôi không thể ở lại bệnh viện này nên đành xin chuyển công tác. Khi tôi mới sang Bệnh viện mới, cậu trưởng khoa trước kia học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cùng trường tôi ái ngại thông báo “Chị sang đây tuy là chuyển biên chế nhưng theo quy định 6 tháng đầu chị chỉ được hưởng 50% phúc lợi, còn lương thì chị biết rồi, thấp hơn Bưu Điện nhiều đấy”. Tôi gật đầu chấp nhận, miễn sao mình được sống và cống hiến cho nghề Y một cách ngay thẳng, chân chính. Khi ấy lương tôi là 3 triệu 8, mỗi tháng khoảng 2- 3 trăm tiền phúc lợi. Cầm lương mà như không có. Tôi dặn con nhỏ “Mẹ mới chuyển công tác, thu nhập thấp nên mẹ con mình phải tiết kiệm nhé”, con tôi “Vâng” ngoan ngoãn. Một thời gian thấy con sút cân, tôi giật mình hỏi “Dạo này con ăn sáng thế nào?”, “Con bữa ăn bữa không mẹ ạ”, “Sao lại bữa ăn bữa không?”, “Vì mẹ bảo phải tiết kiệm mà”. Tôi trào nước mắt la con “Trời ơi, mẹ bảo tiết kiệm điện nước, chi tiêu linh tinh chứ ăn thì con phải ăn đầy đủ mới học được chứ?”. Tôi xót con cũng xót cho chính sự nghiệp nghề Y của mình.

Cuộc sống quá khó khăn, tôi bàn với anh em trong khoa sắp xếp đổi lịch trực cho nhau để mỗi tuần mỗi người có được một ngày nghỉ bù sau trực ra ngoài làm thêm. Thế là sau những tua trực 24/24, thức trắng đêm với hàng trăm bệnh nhân, sáng hôm sau chúng tôi vội vã thay vì về ngủ bù lại lao ra các phòng khám ngoài làm. Có thêm thu nhập nhưng mệt mỏi. Có những đêm trực thức trắng, sáng hôm sau bê bát cơm tay run run, mắt không nhìn rõ hạt mà vẫn phải đi làm tiếp cả ngày hôm sau. Quá mệt mỏi, tôi định xin miễn trực, nhưng nghĩ lại thấy như thế là làm tăng gánh nặng cho anh em, tôi đành thôi. Nhiều đồng nghiệp của tôi còn đi học Văn bằng 2 ngành Dược để chuyển đổi nghề nghiệp hoặc có người đã bỏ ra làm tư nhân nhưng tôi vẫn cố trụ lại, vì lý do con tôi đang học trường y, tôi cố ở lại bệnh viện công để có điều kiện đào tạo cho con tốt hơn.

Cả đời cống hiến và chưa một lần nhận phong bì

Cả đời cống hiến và chưa một lần nhận phong bì

Cả đời làm nghề Y chưa một lần nhận phong bì

Khi biết được có chế độ nghỉ hưu trước 5 năm tôi lập tức nộp đơn xin nghỉ hưu sau khi đạt được thỏa thuận với một bệnh viện tư về công việc và thu nhập. Thu nhập của tôi chưa phải là cao ngất nhưng khá ổn định, đủ sống, có phần tích lũy, và tôi được hưởng lương theo năng suất lao động. Càng đông bệnh nhân thu nhập càng khá. Chứ không như trong nhà nước, bệnh nhân quý này đông hơn quý trước, năm sau đông hơn năm trước gấp đôi, gấp 3 thì lương vẫn thế… Và với lương hưu chưa đầy 4 triệu/tháng, nếu không làm thêm thì chỉ đủ sống thật tằn tiện, chưa kể đến lúc ốm đau bệnh tật.

Vậy đấy, cả đời tôi chưa bao giờ nhận phong bì của bệnh nhân. Quà cáp thì đôi khi có nhưng chỉ là vài cân hoa quả, chục hộp sữa chua, đa phần là do bạn bè đồng nghiệp cho khi nhờ khám cho người nhà… Và bây giờ, tôi thấy mẹ chồng tôi đã sáng suốt xếp bác sĩ chúng tôi đồng hạng với công nhân là rất đúng!!!

Người ta bảo đến bác sĩ là phải có phong bì. Bảo những người bỏ nhà nước ra làm tư nhân như tôi là “Qua cầu rút ván”. Có ai tin những diều tôi kể trên đây trăm phần trăm là sự thật không? Giờ đây tôi tự hào là mình vẫn có thể kiếm tiền trang trải cho gia đình mà vẫn phục vụ được bệnh nhân, vẫn gắn bó với ngành y mà chưa một lần nhận phong bì của ai cả. Chỉ mong rằng những người ngoài ngành hiểu rằng, để sống và trụ lại với ngành y, tôi và các đồng nghiệp của tôi đã trải qua rất nhiều việc như thế.

Nguồn: Trung cấp Y Hà Nội

Nguồn: trungcapyhanoi.vn

About tcyhn

Có thể bạn quan tâm

Tham khảo một số vị trí mà sinh viên Cao đẳng Dược có thể đảm nhiệm

Tham khảo một số vị trí mà sinh viên Cao đẳng Dược có thể đảm nhiệm

Rất nhiều bạn trẻ đang và chuẩn bị theo học Cao đẳng Dược phân vân ...