Danh mục
Trang chủ / Tin tức y dược / Y học cổ truyền điều trị cao huyết áp

Y học cổ truyền điều trị cao huyết áp

Để điều trị cao huyết áp, Y học hiện đại căn cứ vào nguyên nhân và cơ địa của người bệnh mà có các phương pháp chữa trị thích hợp. Bên cạnh đó cũng có những bài thuốc cổ truyền dễ áp dụng, Y sĩ Y học cổ truyền đưa ra một số lời khuyên cho chúng ta để chữa trị căn bệnh nguy hiểm này.

Bệnh cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp, được xác định khi huyết áp tâm thu (tim co lại) lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương (tim giãn ra) lớn hơn 90 mgHg. Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp có nhiều (bệnh ở thận, vỏ thượng thận do xơ vữa động mạch, do thai nghén hoặc dùng thuốc…). Tuy nhiên, có trên 90% trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (vô căn).

van-bang-2-yhct

Y sĩ Y học cổ truyền chữa Cao huyết áp

  • Theo Y học cổ truyền, bệnh cao huyết áp thuộc chứng “huyễn vựng”, hoặc “can dương vượng”. Nguyên nhân có thể là do tình chí căng thẳng lâu ngày khiến can khí nội uất, hóa hỏa làm hao tổn can âm, can dương nhiễu loạn, bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhau, hỏa nung đốt phần âm của can thận, dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng. Hoặc do ăn uống quá nhiều chất béo, chất ngọt làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến chức năng vận hóa của tỳ suy giảm rồi dẫn tới đàm thấp nội sinh, và đưa đến thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên bệnh huyết áp cao.

Điều trị cao huyết áp trong Y học cổ truyền

Tùy theo thể bệnh (can hỏa thịnh, can thận âm hư, âm dương đều hư…) mà y học cổ truyền có những bài thuốc điều trị hiệu quả. Điều đặc biệt là có một số vị thuốc chỉ dùng độc vị (một vị), hoặc kết hợp vài ba vị để điều trị cao huyết áp ở thể nhẹ, hoặc ở giai đoạn đầu rất tốt như: cúc hoa, đỗ trọng, câu đằng, phòng kỹ, hòe hoa, mướp đắng, rau má, cải xoong, cam thảo đất, hạ khô thảo, lá liễu… Dưới đây là một số cách ứng dụng đơn giản chữa cao huyết áp bằng cây cỏ mà người dân ở quê cũng có thể áp dụng.

  • Rau cần nửa kg, rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống.
  • Lạc nhân (hạt đậu phộng) 200 gr, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt.
  • Lá liễu tươi 250 gr, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc (nấu) kỹ, uống trong ngày.
  • Hoa cúc, hòe hoa, hoa đề thái (mỗi loại 10 gr) cho vào nửa lít nước, sắc uống trong ngày.
  • Hạ khô thảo 15 gr, long đởm thảo 6 gr, ích mẫu 30 gr, bạch thược 12 gr, cam thảo 6 gr. Tất cả cho vào nồi cùng 3 chén nước (750 ml) sắc uống trong ngày.

hakhothao

Y học cổ truyền chữa cao huyết áp bằng Hạ khô thảo

  • Sinh địa 15 gr, sơn thù 10 gr, trạch tả 10 gr, quế chi 10 gr, ngưu tất 10 gr cho vào cùng 3 chén nước, sắc uống trong ngày.

Lưu ý, cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn, Bác sĩ, Dược sĩ và cần theo dõi huyết áp, nếu thấy bất thường phải đi khám, kiểm tra sớm.

Nếu yêu thích ngành Y, có mong muốn học Y sĩ Y học cổ truyền,Click vào đây để đăng ký tuyển sinh trực tuyến

Nguồn: trungcapyhanoi.vn

About tcyhn

Có thể bạn quan tâm

Tham khảo một số vị trí mà sinh viên Cao đẳng Dược có thể đảm nhiệm

Tham khảo một số vị trí mà sinh viên Cao đẳng Dược có thể đảm nhiệm

Rất nhiều bạn trẻ đang và chuẩn bị theo học Cao đẳng Dược phân vân ...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *