Danh mục
Trang chủ / Thông Tin Tuyển Sinh / Phương án đảm bảo công bằng trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020?

Phương án đảm bảo công bằng trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020?

Kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 sẽ do địa phương quyết định, do đó việc đảm bảo tính công bằng, tin cậy là điều cực kì cần thiết.

Đảm bảo công bằng cho kì thi THPT năm 2020

Đảm bảo công bằng cho kì thi THPT năm 2020

Địa phương sẽ chịu trách nhiệm tổ chức kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Theo thông tin tuyển sinh đã được đề cập, năm 2020, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ được giao UBND tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo, tổ chức. Theo đó, quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong từng mắt xích của quy trình tổ chức thi (quản lý đề, in sao đề, coi thi, chấm thi, công bố kết quả…); việc tổ chức coi thi do địa phương quyết định, có đảo giáo viên coi thi giữa các trường trong tỉnh. Hội đồng thi của tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, in sao đề thi. Trong những ngày thi thực hiện quản lý đề thi, bài thi tại điểm thi. Sau khi kỳ thi kết thúc, Hội đồng thi quản lý bài thi, tổ chức chấm thi, công bố kết quả thi.

Đảm báo tính công bằng trong kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Tính đến thời điểm này đã có 70% các trường Đại học sẽ xét tuyển dựa trên kết qua thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, có một vấn đề đang được bận tâm hiện nay đó là liệu có chuyện nới lỏng coi thi hay không? Làm sao để kỳ thi đạt được sự tin cậy và có độ phân hóa cao để các trường sử dụng xét tuyển, đảm bảo tính công bằng?

Theo các chuyên gia giáo dục cho biết rút kinh nghiệm từ những sai phạm trong thi cử năm 2018, năm nay sẽ quy rõ trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương. Người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm trong kỳ thi năm nay, dù có tham gia hay không nhưng để xảy ra sai phạm thì người đứng đầu địa phương phải chịu trách nhiệm.

Nhiều lãnh đạo các trường ĐH cho rằng, với công tác coi và chấm thi dù năm trước đã làm tốt, năm nay càng cần giám sát chặt chẽ hơn nữa.

Các giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur cũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao nhiệm vụ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về an toàn kỳ thi tại địa phương, sớm xây dựng kế hoạch cụ thể, quy định rõ trách nhiệm từng khâu của quy trình tổ chức kỳ thi, đảm bảo kỳ thi an toàn, nghiêm túc, công bằng.

Đảm bảo công bằng cho kì thi THPT năm 2020

Đảm bảo công bằng cho kì thi THPT năm 2020

Phương án đảm bảo công bằng cho kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020

Để bảo đảm kỳ thi diễn ra nghiêm túc, chất lượng, chặt chẽ, Bộ GD-ĐT cho biết, việc tổ chức thanh tra kỳ thi sẽ được thực hiện theo 2 cấp ở Trung ương và địa phương. Trong đó, ở địa phương có Thanh tra Nhà nước của tỉnh và Thanh tra của Sở GD-ĐT; ở Trung ương là Thanh tra của Bộ GD-ĐT.

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục sử dụng biện pháp kỹ thuật, đặc biệt các thiết bị giám sát cho các khâu quan trọng như bảo quản đề thi, bài thi, chấm thi. Sau khi có kết quả thi, Bộ sẽ tiến hành phân tích, đánh giá, công khai dữ liệu so sánh giữa phổ điểm học bạ và phổ điểm thi tốt nghiệp của các địa phương để dư luận giám sát.

Theo các cán bộ tuyển sinh Cao đẳng Y dược cho biết, năm nay nếu các trường muốn có sinh viên chất lượng thì cần tập trung hậu kiểm. Có nghĩa là thí sinh có thể vào “nhầm” nhưng bằng việc quản lý thi học phần, tín chỉ nghiêm túc họ sẽ loại sinh viên kém ra. Hiện nay, một số trường làm được điều này, như ĐH Bách khoa Hà Nội mỗi năm “loại” 600-700 sinh viên không đáp ứng được yêu cầu.

Nguồn: trungcapyhanoi.vn

About tratnv

Có thể bạn quan tâm

Tuyển sinh văn bằng 2 Cao đẳng Vật lý trị liệu và PHCN năm 2022

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thông báo khai giảng lớp văn bằng 2 Cao đẳng Vật lý trị liệu và PHCN tại Hà Nội và lịch khai giảng năm 2022.