Theo thống kê cho thấy thì tỉ lệ thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào Đại Học năm 2020 giảm mạnh. Vậy liệu rằng các thí sinh đó có lựa chọn vào học tại các trường nghề hay không?
- Tuyển sinh 2020: Nhiều thí sinh không thi tuyển vào Đại học
- Hà Nội tăng cường công tác chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT
- Tuyển sinh năm 2020 chỉ tiêu khối ngành sư phạm tăng cao
Định hướng nghề nghiệp cho thí sinh
Tỷ lệ thí sinh tham gia xét tuyển Đại học năm 2020 giảm mạnh
Theo thông kê từ các giảng viên Cao đẳng Dược cho biết thì trong những năm vừa qua có một thực trạng là nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng không thể tìm được việc ngay trong khi học sinh, sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng… lại có cơ hội việc làm ngay, khiến việc lựa chọn nghề nghiệp của người học thay đổi. Số liệu thống kê trong năm 2020 cũng cho thấy một phần của thực tế này.
Theo thông kê của GDĐT, năm 2020 có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi (ĐKDT) tốt nghiệp THPT nhưng chỉ có 643.122 thí sinh đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng (ĐH, CĐ), chiếm 71,45%, giảm 9.878 thí sinh so với năm 2019.
Năm 2019, số thí sinh ĐKDT là 887.104. Số thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp THPT 223.976. Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học, CĐSP, TCSP (tỷ lệ 73,62% số ĐKDT) là 653.128.
Toàn hệ thống giáo dục đại học năm 2019 có 529.754 chỉ tiêu, tỷ lệ nhập học là 411.603 đạt 77,70%. Tuy nhiên, chỉ có 49,86% số trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh trên 70%; 66,20% số trường đạt trên 50% chỉ tiêu.
Trong khi đó, năm 2020 tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học sẽ tăng thêm khoảng 10% so với năm 2019 tương đương khoảng trên 500.000 chỉ tiêu.
Tổng số nguyện vọng đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ là 2.490.171. Tổng số nguyện vọng 1 là 640.637; nguyện vọng 2 có 519.449 (trên 81%); nguyện vọng 3 có 408.519 (63,77%), nguyện vọng 4 có 293.587 (45,83%), nguyện vọng 5 có 212.560 (33,18%). Các nguyện vọng còn lại là 415.419 (64,84%).
Theo kênh thông tin tuyển sinh cho biết các trường ở top trên có mức độ cạnh tranh cao thì số chỉ tiêu tuyển sinh chiếm chưa đến 10%. Do vậy, các thí sinh nếu có kết quả thi tốt thì cơ hội vào đại học của các em sẽ rất rộng mở.
Với việc tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ giảm (năm 2019, tỷ lệ này là 74,01%; năm 2018 là 74,37%) là xu hướng tích cực, thể hiện việc phân luồng chúng ta làm ngày càng tốt hơn.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc lượng thí sinh tham gia học tại các trường nghề trong năm 2020 sẽ tăng cao. Do đó, các trường nghề cần đẩy mạnh hơn nữa việc gắn kết giữa đào tạo với thực tếnhằm thu hút số lượng hơn 257.000 học sinh không đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ năm nay theo học. Đây chính là cơ hội các trường nghề phát triển và khẳng định được sự ưu việt trong quá trình đào tạo nghề cho học sinh Việt Nam.
Phân loại thí sinh đang được thực hiện rất hiệu quả
Tư vấn chọn ngành học phù hợp
Theo các chuyên gia tư vấn tuyển sinh tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thì việc lựa chọn ngành nghề phù hợp có ý nghĩa rất lớn đối với các bạn thí sinh. Nếu các thí sinh và phụ huynh vẫn còn chưa biết nên lựa chọn ngành nghề nào phù hợp thì dưới đây là một số gợi ý:
- Điểm tuyển sinh đầu vào các năm không cao quá mà vừa với các em có sức học khá trở lên
- Chỉ tiêu tuyển sinh vừa đủ để trong quá trình đào tạo các em sẽ được các thầy cô quan tâm, hướng dẫn tận tình và kỹ càng hơn;
- Các doanh nghiệp tìm đến tuyển dụng ngay cả khi các em chưa tốt nghiệp ra trường do đó không lo đi xin việc do cung đang không đủ cầu;
- Học phí vừa phải, dao động từ 17 – 25 triệu đồng/năm, tốt nghiệp ra trường chỉ vài tháng là có thu nhập đủ bù cho chi phí cả năm học;
- Dễ dàng có cơ hội học tiếp lên các bậc học cao hơn ở trong và ngoài nước với sự hỗ trợ nhiệt tình của thầy cô.
Việc lựa chọn ngành học sẽ quyết định rất nhiều tới công việc của các em trong tương lai. Do đó, để thành công thì cần phải có đam mê, kết hợp với sở trường của bản thân. Nếu đã có sự lựa chọn từ lâu rồi thì hãy tin tưởng, trung thành với sự lựa chọn đó.
Nguồn: trungcapyhanoi.vn